Sổ đỏ, sổ hồng được thống nhất một tên gọi duy nhất là “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” theo Thông tư 77/2009/TT-BTNMT, ngày ban hành 19/10/2009. Dưới đây là cách đọc chi tiết và phân loại về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Ngoài ra, Bạn có thể phân loại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thật giả.
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là gì?
Theo Luật đất đai năm 2003: “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) là giấy chứng nhận do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người sử dụng đất để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất”
Đến năm 2013, Khái niệm này có bổ sung thêm theo Khoản 16, Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất đai là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất”.
>>> Xem thêm: Sổ hồng và sổ đỏ có giá trị pháp lý như nhau không?
Ý nghĩa giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Đây là loại giấy tờ rất quan trọng nhất và là tài sản của người dân, khẳng định quyền sử hữu của người dân đối với tài sản nhà đất. Là cơ sở để xác minh và đảm bảo các quyền và nghĩa vụ liên quan đến nhà đất.
Đây là căn cứ để Nhà nước bảo hộ tài sản hợp pháp & thoả thuận trên giao dịch dân sự về đất đai, tạo tiền đề hình thành thị trường bất động sản công khai, lành mạnh, tránh các trường hợp thao túng, đầu tư trái phép.
Quy định về việc ban hành giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Và điều 3 trong Nghị định số 88/2009/NĐ-CP nêu rõ nguyên tắc để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân bao gồm:
- Thửa đất có nhiều người sử dụng đất, nhiều chủ sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận được cấp cho từng người sử dụng đất, từng chủ sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất.
- Giấy chứng nhận được cấp cho người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất theo từng thửa đất.
- Trường hợp người sử dụng đất đang sử dụng nhiều thửa đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối tại cùng một xã, phường, thị trấn mà có yêu cầu thì được cấp một Giấy chứng nhận chung cho các thửa đất đó.
- Giấy chứng nhận được cấp cho người đề nghị cấp giấy sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính liên quan đến cấp Giấy chứng nhận, trừ trường hợp không phải nộp hoặc được miễn hoặc được ghi nợ theo quy định của pháp luật;
- Trường hợp Nhà nước cho thuê đất thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ được cấp sau khi người sử dụng đất đã ký hợp đồng thuê đất và đã thực hiện nghĩa vụ tài chính theo hợp đồng đã ký.
Cách đọc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Cách phân biệt giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thật hay giả
Hiện nay, có 03 cách đơn giản để phân biệt giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thật hay giả. Đó chính là dùng bách kính Lúp và đen pin.
Cách 1: Phân biệt bằng kích lúp: Sồ thật được in bằng phương pháp in Offset nên màu sắc sắc nét, màu mực đồng màu trên cùng một loại chi tiết in. Còn sổ giả mạo do in màu kỹ thuật số nên chi tiết in không sắc nét, trên cùng một chi tiết in có nhiều hạt mực có màu sắc khác nhau.
Cách 2: Phân biệt bằng đèn pin: Bạn chiếu xiên một góc 10 – 20 độ với mặt giấy tại vị trí có hình dấu ở góc dưới bên phải của mặt trước phần dầu nổi (Ở góc dươi bên phải mặt trước sồ) có mã số hiệu được đóng hoặc in vào chính giữa dấu nổi.
Cách 3: Bạn có thể so sánh con dấu và chữ ký của người có thẩm quyền cấp sổ vì chữ ký trên sổ giả không sắc nét và không có vết hằn ở tỳ ấn khi ký.
Kết luận: Các cách kiểm tra trên chỉ mang tính tương đối. Lời khuyên chân thành là bạn nên đến các cơ quan chức năng có thẩm quyền và tiến hành kiểm tra đối chiếu để có kết quả chính xác nhất.
Trên đây là những thông tin cơ bản về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được ban hành mới nhất. Những thông tin cơ bản về những quy định và trường hợp được cấp giấy chứng nhận đều được cập nhật cụ thể trên đây. Hi vọng bài viết này sẽ
>>> Xem thêm: Loạt chính sách nhà đất mới có hiệu lực 2020