Trong 7 tuyến cao tốc nối vùng Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh lân cận thì có 04 tuyến cao tốc từ TP HCM đi các tỉnh. Cụ thể: tuyến cao tốc TP HCM – Mộc Bài, Bến Lức – Long Thành, TP HCM – Long Thành – Dầu Giây, TP HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành.
Còn 03 tuyến cao tốc nối vùng TP HCM với tỉnh lân cận như Dầu Giây – Liên Khương, Biên Hòa – Vũng Tàu, Dầu Giây – Phan Thiết.
Hiện tại, tuyến cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây đã được đi vào sử dụng, còn 02 tuyến cao tốc Bến Lức – Long Thành và Dầu Giây – Phan Thiết thì trong giai đoạn đang xây dựng, các tuyến còn lại đang ở giai đoạn nghiên cứu, lập báo cáo tiền khả thi.
TP.HCM là hạt nhân của cả vùng kinh tế trọng điểm phía nam, cần kết nối để bảo đảm thuận tiện liên kết với các tỉnh. Hệ thống 9 trục đường chính đô thị, 5 tuyến đường trên cao thuận tiện cho giao thông TP.HCM phát triển. Đồng thời, TP.HCM bổ sung thêm các cầu Cát Lái (Q.2 – Nhơn Trạch) và cầu Cần Giờ (Nhà Bè – Cần Giờ) để nhanh chóng phát triển TP.
Cao tốc Bến Lức – Long Thành
- Thời gian hoàn thành: Đã đi vào sử dụng
- Địa phận đi qua: TP.HCM, Long An, Đồng Nai
- Thông số: dài 57,8km, có 4 làn xe, 2 làn dừng khẩn cấp, vận tốc thiết kế 100km/h, chia thành hai thành phần:
Đoạn An Phú – Vành đai II dài 4 km, thiết kế theo tiêu chuẩn đường đô thị, tốc độ thiết kế 80 km/h; quy mô giai đoạn 1: bốn làn xe, chiều rộng nền đường 26,5 m, chiều rộng mặt đường 2×7,5 m và chiều rộng làn dừng khẩn cấp là 2×3 m.
Đoạn Vành đai II – Long Thành – Dầu Giây được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cao tốc loại A TCVN 5729-97, vận tốc thiết kế 120 km/h (cầu Long Thành có tốc độ thiết kế 100 km/h); quy mô giai đoạn 1: bốn làn xe, chiều rộng nền đường 27,5 m, chiều rộng mặt đường 2×7,5 m và chiều rộng làn dừng khẩn cấp là 2×3 m.
Đường Vành đai 3
- Chiều dài: 48km
- Địa phận đi qua: Đoạn Bình Chuẩn, Quốc lộ 22, Bến Lức
Phân đoạn:
- Giai đoạn 1: Rộng 24,5m; gồm 4 làn xe; tốc độ 100km/h
- Giai đoạn 2: Rộng 67 – 74m; gồm 6 – 8 làn xe; tốc độ 100km/h (đường song hành vận tốc 60km/h)
Cao tốc TP.HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành
Đây là tuyến đường kết nối để đưa hàng hoá các cảng biển TP.HCM về các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước.
- Chiều dài: 69km
- Địa phận đi qua: TP.HCM, Bình Dương, Bình Phước
- Số làn xe: 6 – 8 làn
- Vốn đầu tư: 24.150 tỉ đồng
Cao tốc TP.HCM – Mộc Bài
- Địa phận đi qua: TP.HCM, cửa khẩu Mộc Bài, Tây Ninh, giáp biên giới Campuchia.
- Tuyến đường nhằm giảm bớt áp lực giao thông cho quốc lộ 22.
- Chiều dài: 53,5km
- Vốn đầu tư: 10.668 tỉ đồng
- Số làn xe: giai đoạn 1 có 4 làn xe; giai đoạn 2 có 6 – 8 làn xe
Tiến độ dự kiến:
- 2019 – 2020: thực hiện các thủ tục đầu tư
- 2021 – 2025: đầu tư xây dựng
- 2026: đưa vào khai thác
Cao tốc Dầu Giây – Đà Lạt
- Địa phận đi qua: Dầu Giây, Đồng Nai – Liên Khương – đèo Prenn, TP. Đà Lạt
- Chiều dài: 208km
- Số làn xe: 4 làn
- Vốn đầu tư: 65.000 tỉ đồng
Tiến độ dự kiến:
- Giai đoạn 1: đi qua Dầu Giây – Tân Phú (Đồng Nai); dài 60km; rộng 17m; vốn BOT 7.000 tỉ đồng;
- Giai đoạn 2: đi qua Tân Phú – Bảo Lộc; dài 66km; rộng 17m; vốn vay JICA cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản 17.000 tỉ đồng;
- Giai đoạn 3: kết nối vùng TP.HCM – Đồng Nai và Lâm Đồng; đi qua Bảo Lộc – Liên Khương; dài 80km; rộng 17m; vốn 13.000 tỉ đồng
Cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu
- Địa phận đi qua: Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu
- Chiều dài: 76km
- Cao tốc đã đưa vào sử dụng
Cao tốc Long Thành -Dầu Giây
- Địa phận đi qua: TP.HCM, Đồng Nai
- Chiều dài: 54,9km
- Địa bàn TP.HCM: 12km
Cao tốc TP.HCM – Trung Lương
- Địa phận đi qua: TP.HCM, Long An, Tiền Giang
- Chiều dài: 40km; đường nối 20km
- Địa bàn TP.HCM: gồm 1,2km đường cao tốc và 14km đường nối
Ngoài ra, TP.HCM cũng nâng cấp mở rộng hàng loạt cầu, đường nhằm tăng diện tích giúp phương tiện lưu thông thông thoáng hơn. Cụ thể, công trình cải tạo cầu Phạm Văn Chí (quận 6), cầu kênh Tẻ (nối quận 4 với quận 7), cầu Chữ Y, cầu Nguyễn Tri Phương (nối quận 5 với quận 8), cầu Tân Kỳ – Tân Quý (nối quận Tân Phú với quận Bình Tân)…
Tuyến cao tốc TP.HCM – Trung Lương có điểm kết nối với tỉnh Long An ngay đường ĐT830. Đây là khu vực quan trọng bởi có nhiều khu công nghiệp, cảng sông đang hoạt động. Đường ĐT 830 đang được đầu tư mở rộng, kết nối trực tiếp với các tuyến quốc lộ và cao tốc, thúc đẩy kinh tế khu vực này phát triển mạnh hơn trong thời gian tới. Theo ban quản lý dự án, hiện công tác giải phóng mặt bằng đang được đẩy nhanh tiến độ để kịp hoàn thành toàn tuyến vào cuối năm. Tuyến đường được mở rộng là cầu nối quan trọng kết nối các khu công nghiệp trong tỉnh với nhau và kết nối với Cảng Quốc tế Long An, tạo động lực cho phát triển công nghiệp của tỉnh.
Xem thêm: Giá nhà đất liền kề đường song hành cao tốc Long Thành chạm ngưỡng 70 triệu đồng/m2