Những tháng đầu năm dù khó khăn do dịch COVID-19 nhưng Long An vẫn liên tiếp công bố đầu tư 3 khu công nghiệp với quy mô lớn để đón đầu làn sóng dịch chuyển đầu tư.
Long An chủ động thu hút các dự án FDI
Long An là tỉnh thuộc ĐBSCL nằm giáp ranh với TP.HCM, đây là lợi thế “vàng” giúp tỉnh này thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ các nhà đầu tư. Ngoài ra, Long An còn là cửa ngõ nối liền Đông Nam Bộ với khu vực ĐBSCL, là cầu nối quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của 2 vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Nắm bắt được lợi thế về địa lý, những năm qua tỉnh Long An đã và đang tập trung hoàn thiện hạ tầng để đẩy mạnh phát triển công nghiệp, lấy công nghiệp làm động lực cho sự phát triển. Hiện, kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hệ thống giao thông của tỉnh đang được đầu tư hoàn thiện, đồng bộ và mang lại hiệu quả cao về kinh tế.
Với lợi thế gần trung tâm kinh tế TP.HCM, các kết nối hạ tầng giao thông dần được cải thiện, quỹ đất còn nhiều, tỉnh Long An đã tập trung đầu tư xây dựng các KCN nhằm thu hút các doanh nghiệp công nghệ cao, bảo vệ môi trường. Dự án khu công nghiệp Hựu Thạnh, với quy mô hơn 500 héc ta vừa chính thức đầu tư tại huyện Đức Hòa, tỉnh Long An là một ví dụ. Theo quy hoạch được duyệt, tỉnh Long An sẽ có 32 KCN. Đến nay, đã có 16 khu đi vào hoạt động, với tỉ lệ lấp đầy gần 90%. Trong đó có gần 800 nhà đầu tư nước ngoài, với số vốn đầu tư hơn 4 tỷ đô la Mỹ. Đây chính là cơ sở để Long An đẩy mạnh hơn nữa hạ tầng KCN trong thời gian tới.
Về cơ sở hạ tầng, Long An đã hoàn thành nhiều quy hoạch hạ tầng quan trọng cho giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Cụ thể, Long An đã hoàn thành việc mở rộng, nâng cấp quốc lộ 1A, quốc lộ 50, quốc lộ 62; quốc lộ N2 nối từ Củ Chi đi xuyên suốt vùng Đồng Tháp Mười chuẩn bị đưa vào khai thác; quốc lộ N1 cũng chuẩn bị được đầu tư xây dựng.
Ngoài ra, Long An còn là tỉnh được thừa hưởng lợi thế lớn từ tuyến cao tốc TP.HCM – Trung Lương. Được đưa vào hoạt động từ năm 2010, tuyến cao tốc này đã góp phần rút ngắn thời gian di chuyển từ Tây Nam Bộ đi Đông Nam Bộ. Bên cạnh tuyến cao tốc TP.HCM – Trung Lương, Long An còn có tuyến cao tốc Bến Lức – Long Thành vẫn đang được đầu tư xây dựng. Sau khi hoàn thành, tuyến cao tốc này sẽ tạo ra một trục phát triển mới kết nối Long An với hệ thống cảng quốc tế Hiệp Phước, Cát Lái, Cái Mép – Thị Vải và sân bay Long Thành…
Cùng với đó, tỉnh này cũng đang xây dựng một số tuyến tránh để giảm nghẽn giao thông, trong đó có 3 công trình giao thông trọng điểm là trục động lực TP.HCM – Tiền Giang – Long An, trục Đường tỉnh 830 và đường vành đai TP Tân An. Đặc biệt, việc Long An đầu tư xây dựng Cảng Quốc tế tại huyện Cần Giuộc cũng sẽ góp công lớn trong việc thúc đẩy kinh tế phát triển, giảm ách tắc giao thông, giảm chi phí vận tải cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh và cả khu vực ĐBSCL.
Sự đầu tư chỉnh chu về hạ tầng, cùng với các chính sách hấp dẫn thu hút đầu tư của tỉnh đang là “bệ phóng” giúp nền kinh tế Long An “bứt phá”, vươn lên mạnh mẽ. Trong đó, hưởng lợi lớn là ngành công nghiệp.
Long An: “vùng đất hứa” hậu covid-19
Nắm bắt cơ hội trước làn sóng dịch chuyển FDI đang là yêu cầu đặt ra với các địa phương. Tinh thần này cũng được nhấn mạnh tại cuộc họp thường trực Chính phủ ngày 22/5, trong đó Thủ tướng yêu cầu các địa phương phải quyết liệt, phải hành động nhanh, cải thiện thủ tục hành chính sẵn sàng về đất sạch và nguồn nhân lực chất lượng cao… làm sao để nhà đầu tư nước ngoài có thể đi vào sản xuất trong thời gian sớm nhất.
Trong thời gian sắp tới, tại tỉnh Long An sẽ hình thành nhiều khu công nghiệp, khu dân cư được đầu tư bởi các doanh nghiệp lớn với quy mô lên tới hàng trăm ha. Đơn cử như khu đô thị sinh thái sông nước Waterpoint, nằm tại Bến Lức – giáp ranh TP.HCM. Theo đại diện chủ đầu tư, việc phát triển các dự án tại khu vực này đáp ứng nhu cầu về nhà ở rất lớn của cả 2 vùng: TP.HCM và ĐBSCL.
>>> Xem thêm: Chi tiết dự án Waterpoint chủ đầu tư Nam Long.
Hiện Long An có 16 khu công nghiệp đi vào hoạt động với tỉ lệ lấp đầy gần 90%. Trong đó, có gần 800 nhà đầu tư nước ngoài với số vốn đầu tư hơn 4 tỷ USD, tạo ra một lượng lớn nhu cầu nhà ở cho chuyên gia, người lao động tại khu vực này. Điểm cốt lõi để tăng thu hút đầu tư cho tỉnh chính là đẩy mạnh đầu tư hạ tầng giao thông.
Trong kế hoạch phát triển mở rộng của TP.HCM, tỉnh Long An là nơi đón đầu xu thế giãn dân của thành phố, đã thu hút hàng chục nghìn nhà đầu tư đến đây thời gian dài qua. Theo các chuyên gia, xu hướng này sẽ còn tiếp tục trong thời gian tới, khi các kết nối về hạ tầng giao thông dần được hoàn thiện tại phía Tây TP.HCM.
Đại diện tỉnh Long An cho biết, để tránh các hệ lụy sau này, trong quy hoạch phát triển mới nhất, tỉnh chỉ chú trọng thu hút các dự án khu công nghiệp xanh sạch, bảo vệ môi trường. Song song đó, các dự án khu đô thị quy mô lớn cũng phải đảm bảo tiêu chí hay còn gọi là các “khu đô thị khỏe mạnh” nằm tại các khu vực ven sông Vàm Cỏ Đông, để hướng tới việc phát triển bền vững cho địa phương.
Xem thêm: Bất động sản Long An có giữ chân được nhà đầu tư không?